KHÁI NIỆM VÀ QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Phần khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ nằm trong 600 câu hỏi thi sát hạch GPLX bao gồm 166 câu và bắt đầu từ câu 1 cho đến câu 166.

Học viên có thể tham khảo trực tiếp câu hỏi và tiến hành làm thử trước khi nhấn vào nút “XEM ĐÁP ÁN” để kiểm tra kết quả đúng. Việc ôn tập cần có thời gian và nghiêm túc trong quá trình học mới đạt được kết quả cao nhất.

KHÁI NIỆM VÀ QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Câu hỏi 1

Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại là gì?

1- Phần mặt đường và lề đường.

2- Phần đường xe chạy.

3- Phần đường xe cơ giới.

Đáp Án 2

Câu hỏi 2

“Làn đường” là gì?

1- Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, sử dụng cho xe chạy.

2- Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

3- Là đường cho xe ô tô chạy, dừng, đỗ an toàn.

Đáp Án 2

Câu hỏi 3

Khái niệm “khổ giới hạn của đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?

1- Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

2- Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

3- Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.

Đáp Án 1.

Câu hỏi 4

Trong các khái niệm dưới đây, “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?

1- Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép.

2- Là bộ phận của đường để phân tách phần đường xe chạy và hành lang an toàn giao thông.

3- Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. 

Đáp Án 3.

Câu hỏi 5

“Dải phân cách” trên đường bộ gồm những loại nào?

1- Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.

2- Dải phân cách gồm tường chống ồn, hộ lan cứng và hộ lan mềm.

3- Dải phân cách gồm giá long môn và biển báo hiệu đường bộ.

Đáp Án 1.

Câu hỏi 6

Người lái xe được hiểu như thế nào trong các khái niệm dưới đây?

1- Là người điều khiển xe cơ giới.

2- Là người điều khiển xe thô sơ.

3- Là người điều khiển xe có súc vật kéo.

Đáp Án 1.

Câu hỏi 7

Đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên là loại đường gì?

1- Đường không ưu tiên.

2- Đường tỉnh lộ.

3- Đường quốc lộ.

4- Đường ưu tiên.

Đáp Án 4.

Câu hỏi 8

Khái niệm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?

1- Gồm xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy; xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.

2- Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Đáp Án 2.

Câu hỏi 9

Khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?

1- Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

2- Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.

3- Gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo.

Đáp Án 1.

Câu hỏi 10

“Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những loại nào?

1- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

2- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng.

3- Cả ý 1 và ý 2.

Đáp Án 2.

Câu hỏi 11

“Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào?

1- Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

2- Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

3- Cả ý 1 và ý 2.

Đáp Án 3.

Câu hỏi 12

“Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào dưới đây?

1- Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ.

2- Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

3- Cả ý 1 và ý 2.

Đáp Án 3.

Câu hỏi 13

Khái niệm “người điều khiển giao thông” được hiểu như thế nào là đúng?

1- Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

2- Là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

3- Là người tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

Đáp Án 2.

Câu hỏi 14

Trong các khái niệm dưới đây khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?

1- Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

2- Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

3- Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian giữa 02 lần vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách.

Đáp Án 2.

Câu hỏi 15

Khái niệm “đỗ xe” được hiểu như thế nào là đúng?

1- Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông có giới hạn trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện đó, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

2- Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Đáp Án 2.

Câu hỏi 16

Khái niệm “đường cao tốc” được hiểu như thế nào là đúng?

1- Đường dành riêng cho xe ôtô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

2- Có dải phân cách phân chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt mà dải phân cách này xe không đi được lên trên; không giao nhau cùng mức với một hoặc một số đường khác.

3- Được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

4- Tất cả các ý trên. 

Đáp Án 4.

Câu hỏi 17

Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

1- Đỗ xe trên đường phố

2- Sử dụng xe đạp đi trên các tuyến quốc lộ có tốc độ cao.

3- Làm hỏng (cố ý) cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách.

4- Sử dụng còi và quay đầu xe trong khu dân cư.

Đáp Án 3.

Câu hỏi 18

Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường vào tham gia giao thông đường bộ có bị nghiêm cấm hay không?

1- Không nghiêm cấm.

2- Bị nghiêm cấm.

3- Bị nghiêm cấm tuỳ theo các tuyến đường.

4- Bị nghiêm cấm tuỳ theo loại xe.

Đáp Án 4.

Câu hỏi 19

Cuộc đua xe chỉ được thực hiện khi nào?

1- Diễn ra trên đường phố không có người qua lại.

2- Được người dân ủng hộ.

3- Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Đáp Án 3.

Câu hỏi 20

Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma tuý có bị nghiêm cấm hay không?

1- Bị nghiêm cấm.

2- Không bị nghiêm cấm.

3- Không bị nghiêm cấm, nếu có chất ma tuý ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Đáp Án 1.

Câu hỏi 21

Việc lái xe mô tô, ô tô, máy kéo ngay sau khi uống rượu, bia có được phép hay không?

1- Không được phép.

2- Chỉ được lái ở tốc độ chậm và quãng đường ngắn.

3- Chỉ được lái nếu trong cơ thể có nồng độ cồn thấp.

Đáp Án 1.

Câu hỏi 22

Người điều khiển xe môtô, ô tô, máy kéo trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có bị nghiêm cấm không?

1- Bị nghiêm cấm.

2- Không bị nghiêm cấm.

3- Không bị nghiêm cấm, nếu nồng độ cồn trong máu ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Đáp Án 1.

Câu hỏi 23

Sử dụng rượu bia khi lái xe, nếu bị phát hiện thì bị xử lý như thế nào?

1- Chỉ bị nhắc nhở.

2- Bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

3- Không bị xử lý hình sự

Đáp Án 2.

Câu hỏi 24

Theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông?

1- Người điều khiển: Xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy.

2- Người ngồi phía sau người điều khiển xe cơ giới.

3- Người đi bộ.

4- Cả ý 1 và ý 2.

Đáp Án 1.

Câu hỏi 25

Hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông có được phép hay không?

1- Chỉ được thực hiện nếu đã hướng dẫn đầy đủ.

2- Không được phép.

3- Được phép tuỳ từng trường hợp.

4- Chỉ được phép thực hiện với thành viên trong gia đình.

Đáp Án 2.

Câu hỏi 26

Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?

1- Bị nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp.

2- Không bị nghiêm cấm.

3- Bị nghiêm cấm.

Đáp Án 3.

Câu hỏi 27

Khi lái xe trên đường, người lái xe cần quan sát và bảo đảm tốc độ phương tiện như thế nào?

1- Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép khi đường vắng.

2- Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm.

3- Không vượt quá tốc độ cho phép.

Đáp Án 3.

Câu hỏi 28

Phương tiện giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi như thế nào?

1- Đi về phía bên trái.

2- Đi về phía bên phải.

3- Đi ở giữa.

Đáp Án 2.

Câu hỏi 29

Trên đường có nhiều làn đường, khi điều khiển phương tiện ở tốc độ chậm bạn phải đi ở làn đường nào?

1- Đi ở làn bên phải trong cùng.

2- Đi ở làn phía bên trái.

3- Đi ở làn giữa.

4- Đi ở bất cứ làn nào nhưng phải bấm đèn cảnh báo nguy hiểm để báo hiệu cho các phương tiện khác.

Đáp Án 1.

Câu hỏi 30

Hành vi vượt xe tại các vị trí có tầm nhìn hạn chế, đường vòng, đầu dốc có bị nghiêm cấm hay không?

1- Không bị nghiêm cấm.

2- Không bị nghiêm cấm khi rất vội.

3- Bị nghiêm cấm.

4- Không bị nghiêm cấm khi khẩn cấp.

Đáp Án 3.

4.5/5 - (6 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *